ngành văn học là gì

Tìm hiểu về khối thi và các trường có ngành Văn học

Bản tin tuyển sinh

Ngành Văn học là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về mức điểm chuẩn, khối thi và các trường có ngành Văn học.

Contents

1. Ngành Văn học là gì?

Ngành Văn học là một ngành đào tạo chuyên cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức về văn hóa – xã hội và ngôn ngữ. Đặc biệt trang bị cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam cùng các nền văn học nổi tiếng trên thế giới.

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng tư duy, phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy, đồng thời nâng cao khả năng cảm thụ văn học và sáng tác văn học. Bên cạnh đó, ngành học này còn giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm cao, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc, có phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, nhằm xây dựng một đời sống văn học lành mạnh.

Ngoài ra, ngành Văn học cũng trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong văn học, văn nói, văn viết phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Văn học. Qua đó, sinh viên sẽ có những kỹ năng như phân tích, đánh giá, bình luận các tác phẩm văn học, để có cái nhìn sâu sắc hơn về nền Văn học nước nhà.

ngành văn học là gìTìm hiểu về khối thi và các trường có ngành Văn học

Xem thêm: Phương thức tuyển sinh của trường cao đẳng y dược TPHCM: xét tuyển thẳng đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT vào các ngành đào tạo.

2. Ngành Văn học thi khối nào?

Hiện nay, với sự mở rộng các khối thi truyền thống, ngành Văn học hiện đang xét tuyển các tổ hợp môn sau :

  • C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
  • C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
  • C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
  • D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
  • D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
  • D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

3. Ngành Văn học lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn ngành Văn học năm 2019 xét tuyển theo học bạ dao động trong khoảng 20 – 25 và xét theo kết quả thi THPT Quốc gia từ 13 – 21 điểm.

ngành văn học là gìTìm hiểu về khối thi và các trường có ngành Văn học

Xem thêm: Theo học cao đẳng y dược ra làm gì còn tùy vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi người mà có thể làm nhiều công việc ở các môi trường khác nhau.

4. Các trường có ngành Văn học

Hiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Văn học, các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:

– Các trường có ngành Văn học tại khu vực miền Bắc:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hải Phòng

– Các trường có ngành Văn học tại khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Quảng Nam

– Các trường có ngành Văn học tại khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô

5. Ngành Văn học ra trường làm gì?

Trong thực tế, cơ hội nghề nghiệp của ngành Văn học khá rộng mở, bởi vì ở đâu cần kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, ở đó có đất “dụng võ” cho sinh viên theo học ngành này. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực như:

  • Giảng dạy và nghiên cứu văn học: Bạn có thể trở thành thầy cô giáo giảng dạy về văn học  tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường THCS/ THPT. Hoặc thực hiện công tác nghiên cứu tại các viện và các trung tâm nghiên cứu về văn hóa – văn học.
  • Báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: Với khả năng ngôn ngữ của mình, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như phóng viên, biên tập viên, phóng viên truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; dẫn chương trình…
  • Biên tập, xuất bản: Bạn có thể làm công tác biên tập sách; viết tựa sách, chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo…
  • Văn phòng: Sau khi ra trường, bạn có cơ hội làm công việc hành chính, quản lý hệ thống văn bản ở các cơ quan văn hóa, chính trị và kinh tế. Hoặc cũng có thể làm trong các doanh nghiệp ở vị trí thư ký, hành chính, nhân viên văn phòng, lưu trữ, thông tin, thư viện, biên tập website.
  • Lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: Làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ.
  • Sáng tác văn học, nghệ thuật: Kiến thức văn học giúp sinh viên ra trường có thể hoàn toàn độc lập trong sáng tác nghệ thuật; phê bình văn học nghệ thuật; làm nhà thơ, nhà văn.
  • Truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: Nếu có khả năng ngoại ngữ tốt, các bạn cũng có thể đảm nhận những công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, truyền thông, công tác đối ngoại, ngoại giao.
  • Quản lý nhà nước: Thực hiện công tác liên quan đến chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, phát triển văn hóa xã hội; bảo tồn văn hóa phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.

Nếu bạn yêu thích bộ môn văn học và có khả năng viết lách, có mong muốn làm công việc liên quan đến các con chữ thì ngành Văn học hoàn toàn phù hợp với bạn đó.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post