Top 5 tác phẩm văn học kinh điển nhất thế giới

Sách Văn Học

Văn học là phạm trù phong phú, không giới hạn. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng tìm hiểu.

Contents

1. Romeo và Juliet (1597)

Romeo và Juliet được viết bởi Đại Văn Hào William Shakespeare trong bối cảnh tại thị trấn Verona ở Ý. Nơi đây có hai gia đình trâm anh thế phiệt là Montague và Capulet, tuy nhiên họ có mối thù sâu xa đến mức người đầy tớ của họ cũng đánh nhau bằng  gươm.

tác phẩm văn học kinh điển nhất
Tác phẩm Romeo và Juliet ca ngợi sự tự do, tình yêu vĩnh cửu

Dưới ngòi bút của tác giả W. Shakespeare, “Romeo và Juliet” vừa là một vở kịch xuất sắc, nổi tiếng trên sân khấu vừa là câu chuyện tình yêu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.

Dù vở kịch kết thúc với cái chết của hai nhân vật chính nhưng đã thể hiện được lý tưởng, sự tự do trong hạnh phúc, yêu thương là mãi mãi. Đây như hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại luôn tôn trọng sự tự do yêu thương, hạnh phúc của con người. Bi kịch của Romeo và Juliet cũng thay cho tiếng nói nhân văn cao cả của tác giả nền văn học Anh với văn học thế giới.

>>>Tham khảo thêm: Có bao nhiêu thể loại sách trên thế giới?

2. Những Người Khốn Khổ (1862)

Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” được viết bởi văn hào người Pháp Victor Hugo. Đây được đánh giá một trong những tác phẩm văn học kinh điển nhất trong nền văn học thế giới thế kỷ XIX.

Tác phẩm không chỉ đề cập tới bản chất của cái tốt, cái xấu của luật pháp mà còn như cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, công lý, triết lý, luật pháp, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Có thể coi đây là tác phẩm lớn của nhân loại về nội dung và hình thức.

Qua tác phẩm “Những người khốn khổ”, tác giả ca ngợi tình yêu con người và tình yêu tổ quốc. Từ một người tị nạn, tác giả ghi lại trí nhớ với trái tim mình qua những cảnh vật nước Pháp mà ông luôn yêu quý. Nhất là hình ảnh về Paris trở thành nền phông chính cho tác phẩm.

Với hàng loạt nhân vật thì Victor Hugo đã thể hiện tấm lòng yêu thương vô hạn với những nạn nhân đau khổ trong xã hội tư sản, con người nhỏ bé, khốn khổ trong xã hội.

3. Chiến Tranh và Hòa Bình (1865)

Một trong những tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới là Chiến Tranh Và Hòa Bình của đại văn hào L.Tônxtôi. Cuốn tiểu thuyết ra đời trở thành nội dung dài nhất của nước Nga vào thế kỷ XIX  và ngay cả sau này. Trong đó gồm có 500 nhân vật trong truyện với 100 nhân vật chính, ông đã nghiền ngẫm hầu như tất cả sách trong thư viện.

Chiến tranh và Hòa bình phản ánh giai đoạn bi tráng của Nga dưới cái nhìn chân thực và sống động. Cốt truyện này được xây dựng qua hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ 19. Cuộc chiến tranh diễn ra năm 1805 và 1812, qua đó phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga ở các giai đoạn 1805-1812, 1812-1820.

Tác phẩm này đã khắc họa lên đời sống con người với các cung bậc cảm xúc: tham vọng, hy vọng, thỏa mãn, đau thương và tương khắc… Nhà văn này tin rằng, không phải anh hùng tạo ra thời thế, kiểm soát được định mệnh con người mà do sự tác động của quần chúng, khát vọng dân tộc.

Với lòng tự hào dân tộc, tác giả kêu gọi sự đoàn kết quả dân tộc Nga, nhận ra những thứ gọi là giá trị, cá tính của dân tộc Nga. Nhà văn Lev Tolstoy đã truyền đạt sự ra đời của nước Nga, một quốc gia đa chủng, nhiều tập quán, ngôn ngữ khác nhau, có thể đoàn kết lại để chống lại kẻ xâm lăng.

4. Thép Đã Tôi Thế Đấy (1936)

Đọc tựa đề của tác phẩm đã thể hiện được “Tinh thần Thép” của những người con Xô Viết mà nhà văn muốn truyền tải thông qua cuốn tự truyện này của mình.

“Thép đã tôi thế đấy” được viết bởi tác giả Nikolai A.Ostrovsky với một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Liên Xô với nền văn học thế giới. Tác phẩm này không chỉ nhìn đời để viết mà tác giả phải sống cùng, cảm nhận rồi mới viết được.

Nikolai A.Ostrovsky viết lên tác phẩm này ngay khi còn trên giường bệnh khi mắc phải căn bệnh bại liệt đến 9 phần mười cơ thể và bị mù. Trên thực tế thì chưa có một nhà văn sáng tác văn học nào mà ở trong điều kiện gian khổ như vậy.

Xem thêm: Tổng hợp các thể thơ trong văn học Việt Nam thường gặp

5. Cuốn Theo Chiều Gió (1936)

Cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của tác giả Margaret Mitchell trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển nhất khi mà tác giả này đã giành được giải Pulitzer năm 1937.

tác phẩm văn học kinh điển nhất1
Cuốn theo chiều gió của tác giả Margaret Mitchell

Câu chuyện này được viết trong bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm được biết xoay quanh Scarlett O’Hara, đây là cô gái miền Nam đầy sức mạnh, lạc quan, tìm mọi cách để sống qua chiến tranh và vượt qua khó khăn thời hậu chiến.

Năm 1962, tác phẩm “ Cuốn theo chiều gió” đã được dịch ra hơn 3 chục thứ tiếng và sản xuất tới hơn mười triệu bản, chuyển thể thành sách cho người mù đọc, và chuyển thành phim năm 1937.

Tại Việt Nam, tác phẩm này được chia thành hai tập, do nhiều người dịch với xuất bản nhiều lần. Không vẽ lên thế giới ảo mộng màu hồng, thay vì đó là bức tranh thực tế về con người, tiền bạc, công cuộc mưu sinh, danh vọng và địa vị.

Sự hoài niệm quá khứ trong tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” thể hiện khí chất tiêu biểu của người Mỹ, khác với cách của người phương Đông. Trong bóng tối, những hoài niệm lại khiến người ta có sức mạnh và ý chí vươn lên để thích nghi với thực tại.

Ngoài những tác phẩm văn học kinh điển ở trên thì bạn có thể tìm đọc một số truyện, tiểu thuyết khác cũng cực kỳ nổi tiếng như: Hai Số Phận (1979), Ông Già Và Biển Cả (1952), Không Gia Đình (1969), Bố Già (1969), Nhà Giả Kim (1988), Don Quixote (1605), Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai (1977), Trăm năm cô đơn – Gabriel Garcia Márquez…đều để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn học Việt Nam.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những tác phẩm văn học kinh điển Việt Nam hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments
Rate this post