Giải thưởng Nobel Văn học có từ khi nào?

Tin tức khác

Nghe đến giải thưởng Nobel có lẽ nhiều người chỉ biết đây là một giải thưởng cao quý và nhưng không biết nguồn gốc của giải thưởng này từ đâu và có những lĩnh vực nào được trao giải thưởng này.

Giải thưởng Nobel Văn học xuất hiện từ năm nào?

Để trả lời cho câu hỏi giải thưởng Nobel Văn học có từ năm nào, trước hết cùng tìm hiểu về giải thưởng Nobel xuất hiện như thế nào.

Alfred Nobel là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc nổ và là một triệu phú người Thụy Điển. Có thể nói giải thưởng Nobel được bắt đầu từ một sai sót về báo chí. Theo đó, vào năm 1888, tờ báo đăng tin nhà khoa học phát minh ra thuốc nổ Alfred Nobel qua đời, tuy nhiên, người qua đời không phải ông mà lại là anh trai ông, Alfred Ludvig.

Điều đáng nói ở đây là tờ báo dành cả trang với những ngôn từ mỉa mai Nobel, “tưởng nhớ” ông như một “kẻ buôn cái chết” bằng cái tít vô cùng giật gân “Tiến sĩ Alfred Nobel, người trở nên giàu có nhờ tìm cách giết người nhanh hơn bao giờ hết, đã qua đời hôm qua.” Khi đọc được bài báo này, Nobel đã ở tuổi 55 với gia tài bằng sáng chế đồ sộ, nổi bật trong số đó chính là phát minh ra thuốc nổ và chính nó đã đem lại cho ông một khối tài sản khổng lồ kèm theo cái danh hiệu không mấy tự hào “kẻ buôn bán tử thần”.

Alfred Nobel – ông chính là người đã để lại di chúc thành lập Quỹ Nobel và giải thưởng mang tên mình

Chính bởi vì, đọc được bài báo và vô cùng bất ngờ trước nhận định đó về mình, ông quyết định sử dụng tài sản cá nhân tặng thưởng cho những thành tựu có thể đem lại lợi ích cho toàn nhân loại.

Năm 1897, một năm sau khi Nobel qua đời, bản di chúc của ông được công bố khiến toàn thế giới vô cùng kinh ngạc. Và giải thưởng Nobel được xác lập dựa trên di chúc của Alfred Nobel, theo đó ông yêu cầu sử dụng 94% tài sản của mình để vinh danh những người có cống hiến trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y sinh, Văn học và Hòa bình.

Giải thưởng Nobel danh giá là một giải thưởng quốc tế được công bố hàng năm kể từ năm 1901 nhằm mục đích vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực: Vật lý, Hoá học, Y học, Văn học và Hoà bình.

Những tác phẩm Văn học đoạt giải Nobel

Kể từ khi xuất hiện giải thưởng Nobel xuất hiện đã có rất nhiều các tác phẩm văn học đạt được danh hiệu cao quý này, tính đến năm 2017 đã có tới 114 giải thưởng Nobel Văn học được trao, cùng điểm qua những tác phẩm văn học đoạt giải Nobel nổi bật bạn nên tìm đọc.

“Âm thanh và cuồng nộ”

Đây là tác phẩm đoạt giải Nobel vào năm 1949 của William Faulkner, một tác giả người Hoa Kỳ, tác phẩm này đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng vào lần đầu tiên ấn hành vào năm 1929. Cuốn sách như là một thách đố đầy quyến rũ cho bất cứ một độc giả nào muốn thâm nhập vào một thế giới âm u, náo động, mãnh liệt nhưng vẫn thấm đẫm tình người của ông.

Tính đến năm 2017 có tới 114 giải thưởng Nobel Văn học được trao

“Ông già và Biển cả”

Đây là tác phẩm đoạt giải năm 1954 của Ernest Hemingway và nếu đã từng đọc “Ông già và Biển cả” thì có thể hiểu tại sao tác phẩm này của ông lại đoạt được giải thưởng này. Cuốn tiểu thuyết ngắn này mãnh liệt, tràn đây năng lượng và mang đậm tính nhân văn, cùng với đó là thực tế về sức mạnh hữu hạn, về sự bất lực trong việc cố gắng chống lại thứ vượt quá sức của con người. Và với kỹ thuật điêu nghệ của chính mình ông đã khiến độc giả khó có thể rời mắt khỏi cuốn sách.

Ngoài ra còn có thể kể đến Tình yêu thời thổ tả (giải Nobel Văn học 1982) của Gabriel Garcia Marquez, Từ thăm thẳm lãng quên (giải Nobel Văn học 2014) của Patrick Modiano, Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (Nobel Văn học 2015) của Svetlana Alexievich,…đều là những tác phẩm vô cùng xuất sắc.

Hy vọng rằng qua bài viết, bạn có thể hiểu thêm về nguồn gốc của giải Nobel, Nobel Văn học cũng như một vài tác phẩm Nobel Văn học kinh điển. Hầu hết những người được nhận giải thưởng Nobel đều là những người có cống hiến vĩ đại cho nhân loại những tác phẩm quý giá. Alfred Nobel sẽ mãi mãi được nhân loại ghi nhận.

HT- Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM t/h

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)