Tìm hiểu về tác giả Phương Lựu và sách lý luận văn học của ông
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội – thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học. Ở Việt Nam, không thể không nhắc đến sách lý luận văn học của Phương Lựu
Contents
1. Tác giả Phương Lưu là ai?
Phương Lựu tên thật là Bùi Văn Ba, sinh năm 1936, quê quán: Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Tính từ cuốn sách đầu tiên ký tên Phương Lựu (Lỗ Tấn, nhà lý luận văn học, 1977) cho đến nay trong hơn 30 năm, ông đã cho in 20 đầu sách đứng tên riêng.
Từ hồi mới cầm bút, tham gia viết giáo trình, viết tiểu luận đăng báo về văn học hiện đại Trung Quốc, từ đầu những năm 60 thế kỷ trước, ông từng ký một bút danh khác lấy từ tên thật của ông: Bùi Văn Ba.
Ông chuyển sang giảng dạy bộ môn Lý luận văn học năm 1965. Ông vừa tham gia hoạt động giảng dạy và đào tạo trên lĩnh vực lý luận văn học bậc Đại học, ông tích cực tăng cường tích lũy kiến thức và nâng cao trình độ bằng cách tự học. Ông là người đầu tiên và duy nhất ở trong nước bảo vệ thành công Luận văn tiến sĩ khoa học về Lý luận văn học vào năm 1994.
Xem thêm: Top những quyển sách văn học nước ngoài kinh điển
2. Các lĩnh vực tác giả Phương Lựu nghiên cứu
Với con số ngót 300 bài báo khoa học đã công bố và hơn 50 đầu sách in riêng và in chung, các tác phẩm của Phương Lựu tập trung vào ba khu vực chính:
- Các sách chuyên đề về tác giả lý luận văn học.
- Các vấn đề, các lĩnh vực chuyên ngành của lý luận văn học.
- Các giáo trình sách lý luận văn học.
- Các bài viết, tập sách tiểu luận – phê bình.
Trong khu vực sách chuyên đề, Phương Lựu đã cho in tính đến nay được 12 cuốn. Các chuyên đề khoa học của Phương Lựu tập trung vào các vấn đề thuộc lý luận khái quát và lý luận lịch sử, bao quát thực tiễn lý luận văn học trong nước và nước ngoài (phương Đông cũng như của phương Tây …) thuộc các thời kỳ lịch sử từ cổ đại đến cận đại rồi đương đại.
Ông tập trung nghiên cứu các quan niệm văn chương cổ Việt Nam, tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, các trường phái lý luận – phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, soát xét lại nửa thế kỷ tiếp nhận lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở ta, tìm hiểu đặc sắc của nguyên lý về tính dân tộc trong văn chương, về văn học so sánh, thi pháp học so sánh, tiếp nhận văn học và phương pháp luận nghiên cứu văn học.
Qua hai bộ giáo trình Sách lý luận văn học (1986-1988; 2002-2006 với khoảng cách thời gian trước sau là 20 năm). Phương Lựu và các cộng sự của ông, từng bước một đã minh chứng những nỗ lực cách tân kiến văn lý luận từ Trường ĐHSP Hà Nội, một trung tâm đào tạo Đại học lớn ở Việt Nam để cố gắng hòa nhập với cao trào đổi mới tư duy của khoa học văn học.
Bên cạnh đó, ông cũng dành thời gian viết các bài báo khoa học. Từ ngót 300 bài báo in rải rác trên các báo và tạp chí chuyên ngành.
Qua tiểu luận phê bình, Phương Lựu đã bộc lộ tâm huyết và sự cập nhật đối với những vấn đề bức xúc của thực tiễn và sáng tác văn học Việt Nam đương đại. Trên tinh thần đổi mới tư duy và phương pháp luận nghiên cứu, các bài viết của ông đã trực tiếp bày tỏ chính kiến riêng xoay quanh trục vấn đề là làm thế nào để nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, của hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học, hội nhập lý luận và sáng tác văn học nước ta vào khu vực và thế giới.
Click ngay: Vai trò ý nghĩa của việc đọc sách
3. Sách lý luận văn học của Phương Lựu
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội – thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học, góp phần xây dựng nền lý luận văn học dân tộc – hiện đại. Tất cả được thể hiện trong nội dung tập sách lý luận văn học của Phương Lựu:
Phần thứ nhất: Những bài viết về tư tưởng văn nghệ Mác – Lênin, đường lối văn nghệ của Đảng và lý luận văn học Xô – Viết.
Phần thứ hai: Một số vấn đề văn nghệ trong thời đổi mới.
Phần thứ ba: Lý thuyết về văn học, nhà văn, người đọc.
Phần thứ tư: Về tác phẩm, loại thể, phương pháp.
Phần thứ năm: Lịch sử qua đối sánh sơ bộ về di sản lý luận văn học dân tộc và nhân loại.
Phần thứ sáu: Văn học Trung quốc.
Phần thứ bảy: Văn học Việt Nam.
Trên đây là các thông tin về tác giả Phương Lưu và sách lý luận văn học của ông. Hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.