Một số mẫu phân tích bài thơ Ai dậy sớm hay nhất
Bài thơ Ai dậy sớm là một trong những sáng tác hay của nhà thơ Võ Quảng được đưa vào chương trình Tiểu học. Dưới đây là một số bài văn mẫu phân tích hay nhất sẽ giúp các thầy cô và các em học sinh hiểu rõ hơn về bài thơ này.
Contents
Tìm hiểu nội dung bài thơ Ai dậy sớm
Ai dậy sớm
Tác giả: Võ Quảng
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Những nội dung cần ghi nhớ để phân tích bài thơ Ai dậy sớm:
– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên vào buổi sáng sớm – một khoảnh khắc gợi lên sự trong trẻo, tinh nguyên và tươi mới.
– Hoạt động của con người cũng tăng dần và qua đó phần thưởng cũng lớn dần: Từ hương hoa đến ánh bình minh, đến cả đất trời…
– Thời gian trong bài thơ được nhắc đến là buổi sáng sớm – thời khắc chỉ xuất hiện một lần trong ngày. – Không gian trong bài từ sân nhà đến cánh đồng, đến đồi núi. Đây là không gian mở: từ hẹp đến rộng, từ gần đến xa, từ thấp đến cao..
– Điệp câu Ai dậy sớm được mở đầu ở tất cả cá khổ thơ như lời giục giã, gọi mời và cậu đang chờ đón cùng dấu chấm than! Như một lời hứa chắc chắn về phần thưởng dành cho người dậy sớm.
– Bài thơ với nhịp điệu nhanh, dồn dập, giọng điệu vui, tươi sáng cùng thể thg 3 chữ mang phong cách đồng dao, Kết thúc mỗi khổ thơ đều là vần trắc tạo sự vui tươi, chắc khỏe, điển hình phong cách thơ Võ Quảng.
– Bài thơ giáo dục các em về ý nghĩa của việc dậy sớm.
Phân tích bài thơ Ai dậy sớm hay nhất
Xem thêm: Tổng hợp những bài thơ sợ vợ hài hước nhất
Một số bài văn mẫu phân tích bài thơ Ai dậy sớm
Bài mẫu số 1
Bài thơ Ai dậy sớm là một trong những sáng tác hay của nhà thơ Võ Quảng. Nó xoay quanh quanh một vấn đề rất đơn giản trong cuộc sống thường ngày chính là làm sao để đánh thức được bé. Điểm đặc biệt của bài thơ là nhà thơ đã mang cả thế giới cỏ cây hoa lá và loài vật gần gũi vào trong thơ. Nó chứa sự ngộ nghĩnh nhưng vẫn giữ được nét nhân văn cao.
Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng các hình ảnh có tính mô phỏng cao. Chính điều đó đã giúp các em bé thêm phần thích thú. Với hình ảnh hoa cau như muốn gợi lên cho bé sự chào đón nhiệt tình, không những vậy mà còn giúp các em thêm yêu cuộc sống này hơn.
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Tiếp theo đó nhà thơ còn đưa buổi sáng với ánh bình minh lấp ló vào. Bên cạnh đó cũng chính là màu sáng của ánh sáng mặt trời sẽ cho bé cảm giác thích thú hơn. Cũng không những vậy mà ánh bình minh này còn che lấp đi bóng đêm và cái u tối của những giấc mơ lạ.
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Để tiếp nối niềm vui tươi sáng, những câu thơ cuối cùng của bài thơ ai dậy sớm, chính là ước mơ và khát vọng của trẻ. Ở đây nhà thơ sử dụng động từ chạy để nhắc nhở các bé cần phải chạy đua với ước mơ của mình và không nên từ bỏ ước mơ ấy. Bởi nhà thơ muốn nhấn mạnh và hướng tới các em niềm vui tươi sáng khi những ước mơ thành hiện thực.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm là một trong những bài thơ vui tươi dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Nó sẽ là động lực để thôi thúc các em hành động chào đón những điều kỳ diệu của cuộc sống này. Không những vậy còn dạy bảo các em dậy sớm để đón hương hoa, bình minh và là cả đất trời mênh mông. Và cũng chỉ có những ai dậy sớm mới có được niềm vui ấy.
Phân tích bài thơ Ai dậy sớm hay nhất
Xem thêm: Những bài thơ 4 chữ về môi trường hay và ý nghĩa nhất
Bài mẫu số 2
Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnh nhạc điệu. Xoay quanh một vấn đề đơn giản nhất là đánh thức các bé. Nhà thơ đã vào bài thơ dành cho các em là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại rất ngộ nghĩnh song giá trị mô phạm cao mang tính nhân văn cao.
Mở đầu bài thơ tác giả đã dùng các hình ảnh có tính mô phỏng cao bằng những hình ảnh đơn giản làm cho các bé thêm thích thú:
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau ra hoa
Đang chờ đón
Tác giả sử dụng hình ảnh cau ra hoa như muốn gợi thêm cho các bé sự chào đón nhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mới này.
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón
Tiếp theo ở đoạn thơ kế tiếp tác giả còn đưa buổi sáng bình minh lấp ló vào, bên cạnh đó là màu sáng của bầu trời tạo cho bé có cảm giác thích thú hơn. Không chỉ vậy mà bình minh này còn che lấp đi cái bóng đêm, cái u tối của những giấc mơ lạ.
Nói tiếp những cái niềm vui tươi sáng hơn qua những câu thơ cuối đây những ước mơ khát vọng của các bé. Tác giả sử dụng động từ chạy là muốn nhắn gửi đến các bé phải chạy đua cùng ước mơ của mình và không nên từ bỏ uocs mơ đó . Tác giả ở đây muốn đưa các bé tới một niềm vui tươi sáng cùng nhưng điều ước nhỏ nhoi và thành hiện thực.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón
Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của cuộc sống mới Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm là hương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang chờ đón em. Chỉ có những người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng đời sống mới có được điều ấy.
Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp để tạo nên một bức tranh muôn màu hấp dẫn các bé. Và những hình ảnh đó về với tâm trí e tao cho bé thêm có động lực, sức sống mới với ngày mai tươi sáng.
Bài mẫu số 3
Mỗi sáng trở dậy, ta thấy buổi sáng chẳng khác lạ gì mấy. Nhưng thử đọc bài thơ Ai dậy sớm của nhà thơ Võ Quảng mà xem, bạn sẽ thấy buổi sáng thật tuyệt vời.
Toàn bài thơ có ba cảnh. Thứ nhất là cảnh gần ngay trước cửa: “Bước ra nhà/ Cau ra hoa…”, thứ hai là cảnh xa hơn – phía cánh đồng: “Đi ra đồng/Cá vừng đông…” và thứ ba là cảnh xa – ở hướng khác – trên đồi: “Chạy lên đồi/ Cả đất trời…”. Điều thú vị trong cách tả của nhà thơ còn nằm ở cách chọn dùng ba động từ ở ba khổ thơ: “bước” – “đi” – “chạy”…
Nhà thơ đã tạo nên bức tranh buổi sớm không chỉ gói gọn trong không gian căn nhà. Buổi sáng dậy sớm, mình bước ra… bao la mới cảm nhận hết sự trong lành của cảnh vật. Hãy tưởng tượng ta bước ra và một không gian thật mênh mông rộng lớn hiện ra trước mắt. Đó là phần thưởng cho “Ai dậy sớm”.
Ai dậy sớm là một bài miêu tả bằng thơ, thật dễ thuộc, dễ nhớ. Nhưng để hiểu hết được điều nhà thơ gửi gắm trong đó lại là một việc… rất bao la. Bạn hãy học nhà thơ, viết bài văn tả cảnh bằng thơ nhé. Tả cảnh nhưng để thể hiện tình cảm, suy nghĩ, để nói được thật nhiều điều bổ ích với các bạn nhỏ xung quanh.