Văn học dân gian là phần quan trọng trong bộ môn văn học nghệ thuật. Để hiểu thêm về thể loại văn học dân gian là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin hữu ích để các bạn hiểu hơn về mảng văn học quen thuộc này.
Văn học dân gian xuất hiện trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Đây là di sản nghệ thuật truyền qua nhiều thế hệ dân tộc, các bạn hãy cùng tìm hiểu.
Contents
1. Khái niệm văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được sáng tạo từ tập thể, nhằm phục vụ sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Với người Việt Nam, văn học dân gian được ví như nguồn sữa nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ trong chiếc nôi tre Việt Nam. Nó không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động với tâm hồn người dân. Đây còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc.
Với nền văn học dân gian sẽ giúp cảm nhận rõ được sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu với thiên nhiên, cây cỏ, gốc lúa.
>>>Tham khảo thêm: Có bao nhiêu thể loại sách trên thế giới?
2. Đặc trưng của văn học dân gian
Ngoài khái niệm văn học dân gian là gì thì bạn cần nắm được đặc trưng của loại hình này bởi rất được quan tâm:
2.1. Tính nguyên hợp
Tính nguyên hợp trong văn học dân gian Việt Nam thể hiện sự hòa lẫn hình thức khác nhau trong ý thức xã hội với thể loại này. Đây được xem như bộ bách khoa toàn thư của nhân dân.
Tính nguyên hợp trong nội dung phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội nguyên thủy. Khi mà lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Đó là do đại bộ phận dân dân, tác giả văn học dân giản không có điều kiện tham gia lĩnh vực sản xuất tinh thần nên họ thể hiện kinh nghiệm, tri thức, tình cảm, tư tưởng trong văn học dân gian.
2.2. Văn học dân gian mang tính tập thể
Tác phẩm văn học dân gian đều do nhân dân sáng tác, thể hiện tính tập thể trong khi sử dụng. Điều quan trọng, thể loại này được mọi người cùng biểu diễn, thưởng thức. Trong khi đó, tập thể nhân dân cùng tham gia công việc đồng sáng tạo tác phẩm.
2.3. Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân
Văn học dân gian ra đời và tồn tại cùng với sinh hoạt của nhân dân. Nói cách khác, sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của thể loại này. Đa số các tác phẩm đều có tính hữu ích.
Chẳng hạn như bài hát ru gắn với việc ru con ngủ, là hình thức sinh hoạt gia đình, các bài dân ca nghi lễ, truyền thuyết gắn liền lễ hội và tín ngưỡng.
3. Các thể loại văn học dân gian
Các thể loại văn học dân gian và đặc trưng cụ thể:
- Thần thoại: Thể loại thần thoại chủ yếu kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên, văn hóa đồng thời phản ánh nhận thức con người thời cổ đại về nguồn gốc con người với thế giới
Ví dụ: Lạc Long Quân – Âu Cơ,…
- Truyền thuyết: Gồm những truyện kể lại từ truyện kể truyền miệng về sự tích nhân vật lịch sử. Hoặc từ đó giải thích nguồn gốc phong tục địa phương theo quan điểm nhân dân. Trong đó không thể thiếu biện pháp nghệ thuật là khoa trương, phóng đại, yếu tổ hư ảo, thần kỳ như thần thoại, cổ tích.
Ví dụ: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….
- Sử thi: Những tác phẩm này kể theo thể tự sự, hàm chứa nội dung là bức tranh rộng, hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.
Ví dụ: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…
- Truyện cổ tích: Thể loại văn học này do nhân dân tự sáng tác, có yếu tố hư cấu, gồm cổ tích thế sự, thần kỳ, cổ tích phiêu lưu hay loài vật. Đây là thể loại truyện ngắn, kể về nhân vật hư cấu như thần tiên, yêu tinh…có phép thuật, bùa mê…
Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau…
- Truyện ngụ ngôn: Đây là một thể loại văn học dân gian được kể bằng thơ, văn xuôi, mượn chuyện đồ vật, loài vật, cây cỏ…làm ẩn dụ. Hoặc mượn chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện người, chuyện đời nhằm nêu lên bài học luân lí.
>>> Tham khảo thêm: Những cuốn sách hay nên đọc trong đời
Ví dụ: Cáo mượn oai hùm, Con hổ, con trâu và người đi cày, Rùa và thỏ…
- Truyện cười: Lĩnh vực này rất đa dạng, phức tạp, rộng lớn, gồm những hình thức với danh từ khác nhau để tạo ra tiếng cười, lấy tiếng cười khen chê, giải trí, mua vui.
Ví dụ: Làm theo vợ dặn, Đẽo cày giữa đường, Sang cả mình con…
- Tục ngữ: Thể loại văn học dân gian này nhằm đúc kết tri thức, kinh nghiệm của nhân dân dưới hình thức câu nói ngắn gọn, súc tính, có nhịp điệu dễ truyền, dễ nhớ. …
Ví dụ: Kiến tha lâu đầy tổ
- Câu đố: Thể loại này dùng để phản ánh sự vật, hiện tượng qua lối nói chệch. Bởi khi sáng tạo câu đó thì người ta thường tìm đến đặc trưng, chức năng của từng vật cá biệt rồi phản ánh qua sự hình tượng hóa, so sánh.
Ví dụ: Mình bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng (câu đố về con ruồi)
- Ca dao: Đây là các câu thơ ca dân gian Việt Nam, chúng được truyền miệng qua các câu hát không theo một điệu nhất định. Chúng thường được phổ biến theo thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ.
Ngoài những thể loại văn học dân gian trên thì hiện nay còn có thể loại truyện thơ, vè, chèo…cũng được sử dụng rất phổ biến.
Bài viết trên đây nhằm giải đáp thông tin khái niệm văn học dân gian là gì? Các thể loại văn học dân gian phổ biến nhất hiện nay. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!