X

Phê bình văn học là gì? Lịch sử ra đời phê bình văn học

Văn học đã để lại nguồn di sản vô cùng to lớn với dân tộc Việt Nam. Trong đó lĩnh vực phê bình Văn học cũng đang được chú trọng hơn rất nhiều để những văn hóa, di sản không bị mai một. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi phê bình văn học là gì? Và lịch sử ra đời như thế nào?

Contents

1. Khái niệm phê bình văn học là gì?

Phê bình văn học là những đánh giá, phán đoán, bình phẩm và giải tích tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, kèm theo là sự phán đoán, giải thích, bình luận về hiện tượng đời sống mà tác phẩm đó hướng tới.

Phê bình văn học có ý nghĩa lớn

Hiểu theo nghĩa rộng, phê bình ám chỉ sự khen chê, bình phẩm đánh giá bất kỳ tác phẩm, sự kiện văn học, tác giả từ vi mô một câu văn, dòng thơ đến vĩ mô là sự nghiệp sáng tác và nền văn học dân gian.

Đây có thể chỉ là lời nhân xét từ ý kiến chủ quan, nhưng cũng có thể là phương châm, nguyên lý chỉ đạo văn chương từ ý thức hệ triết học, thẩm mỹ nào đó qua lời lẽ đanh thép.

Từ ngữ phê bình theo nghĩa rộng là chỉ về tác phẩm. Tác phẩm đó không có liên hệ gì với tác giả và độc giả, còn người phê bình văn học thường đứng ngoài hệ thống văn học. Khi nhận xét, họ thường coi đó là cái cớ để phát biểu ý kiến chủ quan, nếu có chiếu cố đến tác phẩm cũng chỉ để so sánh những nguyên lý được định trước, lời dạy của thánh hiền hay các khuôn vàng thước ngọc của cổ nhân.

>>> Bạn có biết: Những tác phẩm văn học kinh điển nhất thế giới

Lời phê bình này thường chú trọng đến ý nghĩa đạo đức trong tác phẩm văn học. Đôi khi chú ý đến khía cạnh nghệ thuật nào đó chỉ để đối chiếu những quy phạm ngặt nghèo của thể tài, đạo đức thể loại.

Đến thế kỷ XIX thì phê bình văn học được hoạt động về chuyên môn, đó là khi nhân loại bước vào thời đại mới và chỉ xuất hiện ở châu Âu.

Đây là loại hình sinh hoạt văn học này gắn liền với văn hóa đô thị, lời phê bình này ra đời dựa vào cơ sở báo chí và xuất bản. Khi đó, báo chí đã biến sách vở với tư cách như sản phẩm văn hóa từ một thứ văn hóa quà tặng thành văn hóa hàng hóa.

Nếu như trước đây, mỗi bài văn, bài thơ tác giả viết trước tiền dành cho mình để di dưỡng tinh thần, sau đó mới để cho người thưởng thức và học tập. Tuy nhiên thời điểm số khá ít, đa số chỉ người thân và bạn bè dùng tay sao chép lại.

Hiện nay, với công nghệ máy in, báo chí và công nghệ thì thơ văn mới được xuất bản hàng loạt, gần gũi với tất cả mọi người, dù sang giàu hay nghèo khó, miễn có tiền là mua được.

2. Lịch sử ra đời phê bình văn học

Trên thực tế, từ khi văn học ra đời thì cũng xuất hiện những phán đoán và phê bình. Những lời lẽ đó ban đầu chỉ có tư cách thể hiện ý kiến của độc giải tầng lớp quan trọng, có hiểu biết. Trong đó cũng không ít người là nhà sáng tác văn học.

Những giai đoạn về sau, khi được tách thành công việc phê bình văn học riêng thì công việc này có tính ứng dụng khiêm nhường: giới thiệu tác phẩm với độc giả, đánh giá khái quát về các tác phẩm, khích lệ hoặc có khi chỉ trích tác giả.

Sự phát triển trong văn học hiện nay cho thấy tính chất và mục tiêu của phê bình văn học trở nên phức tạp hơn, yêu cầu phải là bộ môn phải được phân nhánh và đa dạng hóa.

Giai đoạn từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18, văn học trở thành lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù. Trong đó có sự hình thành các thiết chế xã hội của văn học gồm xuất bản, báo chí, công chúng, dư luận. Đây là sự hình thành đời sống văn học như một lĩnh vực đặc thù trong cuộc sống.

Phê bình văn học ra đời cùng lịch sử văn học

Phê bình văn học kiểu mới cũng trở lên rộng rãi phù hợp với bối cảnh đời sống, trở thành dạng thức xã hội của dư luận với văn học. Mối quan hệ trong phê bình văn học với văn học, đời sống xã hội trong tác phẩm văn học, công chúng trở lên đa dạng và phức tạp hơn. Trong đó, những trào lưu, khuynh hướng trong phê bình văn học ngày càng phát triển mạnh tương ứng với trào lưu và khuynh hướng văn học.

Giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, xuất hiện các trường phái phê bình văn học nổi tiếng như: phê bình mới, phê bình phân tâm học, phê bình thần thoại, chủ đề, hiện tượng luận…

Chúng được sử dụng ngôn luận đặc thù với hoạt động để tác động vào đời sống văn học. Từ đó đưa ra những thay đổi về xu hướng phát triển của văn học đương đại. Đến nay, Phê bình văn học trở thành bộ phận lập pháp về lý thuyết cho sáng tác với nhân tố tổ chức của quá trình văn học.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các thể thơ trong văn học Việt Nam thường gặp

3. Đối tượng phê bình văn học

Đối tượng phê bình văn học chính là tác phẩm, người ta có thể phê bình tác giả, hiện tượng văn học hay thời đại văn học. Tuy nhiên, cơ sở của tất cả phê bình đó đều là phê bình tác phẩm.

Bởi lẽ tác phẩm làm nên tên tuổi nhà văn, trở thành hiện tượng hay thời đại văn cường. Như vậy, tác phẩm vừa là ga đi cũng là ga đến của phê bình văn học.

Tác phẩm văn học được coi là đối tượng nghiên cứu không chỉ của nhà phê bình văn học mà còn nhiều khoa học xã hội khác.

Đây là hiện tượng văn hóa thẩm mỹ xuất hiện ở thời đại nhất định, đối với thế hệ sau là tài liệu lịch sử, thậm chí là tượng đài tư tưởng xã hội, hiện thân tâm lý dân tộc và tư tưởng văn học, mỹ học…

Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp khái niệm phê bình văn học là gì? Lịch sử ra đời và đối tượng phê bình văn học. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác.

Facebook Comments
Rate this post
Yến Trần:
Related Post