Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả không phải mẹ nào cũng biết. Vì vậy, các ông bố bà mẹ cần học các bí quyết đơn giản dưới đây để việc nuôi dạy con cái trở nên thuận lợi hơn.
Dạy trẻ chậm nói như thế nào cho đúng?
Phát hiện và tìm ra cách dạy trẻ chậm nói là điều cần thiết để các bé có thể phát triển như bao người khác, theo kịp các bạn đồng trang lứa. Vì thế đây là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm, nhất là trước tình trạng số trẻ em bị tự kỉ, chậm nói ngày cang nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của các em, thường khiến các em thu mình lại, ngại giao tiếp.
Các cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất
Dưới đây là chia sẻ các các dạy trẻ chậm nói nhanh mà các mẹ nên học tập. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với những trẻ chỉ đơn thuần là chậm nói còn nếu kèm theo những dấu hiệu tự kỉ thì phải đưa đến những trung tâm hoặc các trường dạy chuyên biệt để được những giáo viên có trình độ hướng dẫn tận tính.
Trò chuyện với bé nhiều hơn
Khi trẻ bị chậm nói thì nó thường không có phản ứng gì nhưng không phải vì thế mà bỏ rơi bé, ngược lại phải tích cực hơn để giúp bé cải thiện được khả năng cảm thụ ngôn ngữ của mình, bao gồm việc sử dụng từ, ghi nhớ, phản xạ. Các phụ huynh hãy nói với con ở mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đang làm việc, đặc biệt trong những việc đơn giản nhất thì bố mẹ cũng cần mô tả rõ ràng cho con hiểu.
Dùng những hình ảnh thực tế
Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả không thể bỏ qua là dùng những hình ảnh thực tế vừa sinh động vừa dễ hình dung cho các em dễ nhìn dễ hiểu. Đơn giản là khi nói một từ nào đó thì cha mẹ hãy đưa những hình ảnh cụ thể ra rồi vừa cho bé nhìn vừa mô tả. Khi nó làm theo những hành động của người khác thì cũng nói từ đó ra.
Giải đáp cho bé
Các mẹ hãy từ từ nhìn xem biểu hiện của bé như thế nào. Trong những trường hợp bé muốn nói mà không biết cách thì mẹ hãy đáp lại nhiều lần hộ bé để khuyến khích các em tập nói.
Không học theo bé
Thay vì học theo các ngôn ngữ của bé thì hãy sửa lỗi phát âm cho nó. Thực tế, nhiều người thường bắt chước bé để mua vui vì những âm thanh lạ nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Khi chúng ta làm theo bé thì vô tình chúng sẽ nghĩ chúng đúng, và cứ thế nó phát huy. Nếu lặp lại trong nhiều lần thì bé sẽ có tiến bộ dần.
Cho trẻ gặp gỡ nhiều người
Mặc dù chúng chưa có thể tham gia vào các cuộc hội thoại, giao tiếp nhưng giữa chúng lại có ngôn ngữ riêng. Vì thế thay vì bao bọc trẻ ở một chỗ thì các bố mẹ hãy dẫn bé đi đến nhiều nơi có nhiều bạn bè đồng trâng lứa để nó làm quen, gặp gỡ, phát triển khả năng tư duy về ngôn ngữ.
Cách dạy trẻ chậm nói không phải ai cũng biết
Không nên hoặc hạn chế tối đa cho bé tiếp xúc với ti vi, máy tính, điện thoại
Cuộc sống công nghệ ngày nay chính là một trong những yếu tố giết chết môi trường tập nói của trẻ. Trong giai đoạn con học nói thì không nên cho bé xem, thay vào đó là tích cực trò chuyện với bé qua những trò chơi do mình tạo ra.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Mấy tháng thì trẻ biết nói?
Sự phát triển của trẻ nhỏ khác nhau, có người sớm có người muộn. Điều này không có gì lạ, tương tự như việc trong xã hội thì có người giỏi người dốt. Vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh chờ con thêm một thời gian nữa. Nếu vượt mức thời gian ấy mà bé vẫn chưa nói được thì bố mẹ nên nghĩ biện pháp để điều trị cho bé kịp thời.
Sự cảm nhận ngôn ngữ của bé theo các giai đoạn cụ thể sau đây:
- Tuổi từ 3-6 tháng: Thông thường thì trong khoảng thời gian này bé đã biết cười, hóng người lớn trò chuyện và lắng nghe cuộc trò chuyện một cách chăm chú. Bắt đầu đến tháng thứ 5 thứ 6 thì chúng có thể phát âm được những chữ cái đầu tiên và bộc lộ cảm xúc rõ rệt khi phát âm.
- Tuổi từ 6-9 tháng: các bé có thể phát âm khá rõ những từ có hai âm tiết như ba ba, ma ma. Khả năng hóng chuyện của bé và cái miệng bập bẹ với người xung quanh liên hồi hơn.
- Tuổi từ 9-12 tháng: lúc này các bé bắt đầu phát âm các từ ngữ có nhiều âm tiết với giọng điệu mạnh mẽ hơn, bé cũng dễ dàng bắt chước người lớn các cử động ở miệng.
- Tuổi từ 12-15 tháng: giai đoạn này thì các bé có thể phát âm được 4 từ, thậm chí có thể biết cách ghép các từ lại thành một câu đúng trật tự.
- Năm bé lên 2: lúc này các bé thường biết đọc một câu dài lên đến 75 từ và biết nói thành những câu có nghĩa. Đây là bé đang lúc trình ngôn ngữ của bạn sẽ tăng nhanh, việc của bố mẹ là dạy con ngữ pháp và tăng cường từ vựng.
- Tuổi từ 2,5-4: bé bắt đầu có thể dùng nhiều câu, vốn từ của bé lên đến 1000 từ, thích nói và hát, tự đặt được câu hỏi ngắn và trả lời người lớn, có phản xạ khi gặp những thứ quanh mình.
Biểu hiện của trẻ chậm nói
- Nắm bắt các biểu hiện sẽ giúp các mẹ dạy trẻ chậm nói đúng cách để nó nhanh theo kịp các bạn khác.
- Không hề có bất kỳ phản ứng nào với những thứ âm nhạc, âm thanh từ chim chóc hay máy móc phát ra.
- Ít cười, ít nhìn vào mắt người khác, ít nói chuyện, không hoặc ít phát ra tiếng ồn.
- Khi ngồi cẩm thấy khó khăn, không biểu hiện cảm xúc gì với người đối diện, thậm chí thờ ơ với đồ vật và mọi người xung quanh, kể cả bố mẹ.
- Không tập bò, khó đứng thẳng, không hóng chuyện và cũng không học theo những cử chỉ của người lớn.
- Không hề bắt chước lời nói, động tác của người khác, không trả lời được những câu hỏi hay những yêu cầu của người lớn, không phát âm được những từ ngắn nhất.
- Bắt chước, muốn nói nhưng không thể thành lời, chỉ lặp lại được một số từ nhưng phát âm không rõ ràng, khó hiểu.
Trên đây là một số cách dạy trẻ chậm nói mà cha mẹ nên lưu về để dùng khi cần thiết. Tuy nhiên những cách trên chỉ áp dụng được trong những trường hợp chậm nói bình thường còn nếu có dấu hiệu tự kỉ thì cần đưa đến trung tâm chuyên biệt để được giáo dục bài bản giúp bé hòa nhập nhanh với cuộc sống.