X

Mách bạn cách đọc sách để thay đổi cuộc đời bạn

Đọc sách như thế nào để có thể phát huy được hết lợi ích của nó. Bởi có rất nhiều người hiện nay học đọc rất nhiều nhưng lại không thể ghi nhớ hay đúc kết được những gì mình vừa đọc. Đó cũng chính là lý do mà nó không có tác dụng thay đổi cuộc đời của bạn. Cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Khi chúng ta đọc hết một cuốn sách ít có ai có thể nhớ được nội dung toàn bô cuốn sách, việc cần phải nhớ khi đọc cũng như sử dụng những gì bạn đọc lại là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

3 bộ phận của trí nhớ

Nếu như bạn không có mục đích cũng như chủ định khi đọc sách thì những ý tưởng cũng dễ dàng biến mất. Để học được cách níu giữ chúng cũng sẽ đồng nghĩa với việc hiểu được cách trí nhớ của chúng ta hoạt động ra sao. Trí nhớ của con người bao gồm 3 bộ phận là: ấn tượng, liên tưởng và lặp lại.

Lợi ích của việc đọc sách

Đọc để bị ấn tượng (và để gây ấn tượng với người khác)

Trước khi bạn bị ấn tượng bởi cái gì đó thì rất có khả năng bạn sẽ ghi nhớ nó một cách lâu hơn và đây cũng chính là hiệu ứng xảy ra khi bạn đọc sách có mục đích. Trong những nghiên cứu của các nhà khoa học thì 2 nhóm được giao cùng một loại tư liệu để đọc, 1 nhóm được thông báo là sẽ có cuộc kiểm tra vào lúc kết thúc. Trong khi nhóm còn lại được thông báo họ phải dạy lại một người nào đó về tư liệu này. Kết quả cuối cùng thì cả 2 nhóm đều phải làm một bài kiểm tra trí nhớ về tư liệu. Rất ngạc nhiên khi nhóm được yêu cầu phải dạy lại có kết quả tốt hơn so với nhóm kia.

Trong khi so sánh kết quả những người được yêu cầu dạy lại nhớ chính xác hơn đồng thời họ tổ chức những điều mình ghi nhớ được hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có trí nhớ tốt hơn về những thông tin đặc biệt quan trọng.

Trước khi đọc

Bạn hãy đọc phần nhận xét và hãy tự tóm tắt về tác phẩm, cấu trúc lại quá trình đọc của bạn bằng kiến thức liên quan đến những chủ đề và quan điểm về những gì đang được nói cũng như cách chúng liên quan đến chủ đề tổng thể. Trong khi đọc, bạn phải cần giữ vững mục đích bạn đã xác định trong đầu, đừng để tâm trí bạn biến thành dòng sông xóa hết đi những suy nghĩ của mình khi đọc. Nếu có thể bạn hãy ghi chép lại những gì cần thiết điều này sẽ khiến bạn trở thành một người đọc sách chủ động từ đó sẽ giúp bạn lưu giữ thông tin trong ký ức của mình.

Cách đọc sách nhớ lâu

Sau khi đọc

Khi đọc xong bạn hãy viết một đoạn tóm tắt hoặc phân tích những ý chính bạn muốn nhớ hoặc sử dụng để có thể tìm hiểu về những chủ đề cũng như ý tưởng hỗ trợ. Ghi lại chúng liên quan ra sao đến những gì bạn vừa đọc để sau đó thuyết trình, thảo luận hoặc viết về những ý tưởng cuối cùng của mình. Khi đọc có những vấn đề gì bạn đã từng gặp thì cần liên tưởng với những gì bạn đã biết. Ví dụ như liên tưởng là một cái móc treo để bạn treo lên đó những ý tưởng mới, những số liệu … Khi bạn đọc sẽ bắt gặp những suy nghĩ mới bạn sẽ muốn kết nối cũng như liên tưởng chúng với các ký ức quen thuộc. Có rất nhiều cách khách nhau để có thể tạo ra sự liên tưởng trong tâm trí từ ghép đôi các suy nghĩ mới với các đối tượng quen thuộc cho đến việc chế tạo ra những từ viết tắt. Bởi bộ não của chúng ta sẽ hoạt động tốt hơn với các hình ảnh trực quan thay vì những dòng chữ cũng như những suy nghĩ mơ hồ. Sự kết nối một ký ức với những địa điểm hoặc một hình ảnh đẹp nào đó cũng sẽ khiến bạn dễ nhớ hơn nhiều lần.

Lặp lại, xem xét lại và hồi tưởng lại

Một trong yếu tố để quyết định thay đổi cuộc đời bạn khi đọc những cuốn sách đó trính là nó có ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn hay không? Đây cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định bạn có nhớ lâu dài không? Việc lặp đi lặp lại không nhất thiết là bạn phải đọc một cuốn sách nhiều lần mà bạn chỉ cần có một phương pháp ghi chép riêng cho bản thân mình và xem xét lại sau này

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)
Yến Trần:
Related Post