X

Sóng gió gia đình Hoàng Hoa Thám trong hồi ký “Kỷ niệm thời ấu thơ”

“Kỷ niệm thời thơ ấu” là cuốn Hồi ký của con gái Hoàng Hoa Thám dịch từ nguyên bản viết tay bằng tiếng Pháp.

Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, ông để lại một nguời con gái, Hoàng Thị Thế đã có một vận mệnh khác thường, cùng một người con trai sinh năm 1908, Hoàng Hoa Phồn, còn có tên Hoàng Bùi Phồn hay Hoàng Văn Vi, đã qua đời năm 1945.

 

Sinh ngày 31-3-1901 ở Phồn Xương, Hoàng Thị Thế được hứa hôn với một người con của hoàng đế Trung Hoa lúc lên ba. Tháng 6 năm 1909, bà cùng mẹ bị người Pháp bắt. Lúc đầu được Bouchet nhận trông nom, sau giao cho nhà tư sản Nguyễn Hữu Thu ở Hải Phòng chăm sóc. Sau khi theo học trường Tây ở Bắc kỳ, bà bị đưa sang Pháp năm 1917. Bà được Albert Sarraut (Toàn quyền Đông Dương) nhận làm con nuôi, và cho theo học ở trường nội trú Jeanne D’Arc ở Biarritz. Bà lấy tên là Marie Beatrice Destham.

Năm 1925, học xong tú tài phần một, bà được đưa về Việt Nam làm thủ thư ở Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Năm 1927, bà được đưa trở lại Pháp. Trở lại Paris, Albert Sarraut giới thiệu bà như là công chúa. Tổng thống nước Cộng hòa Paul Doumer, trở thành người cha đỡ đầu và cấp cho bà một khoản trợ cấp gây nên nhiều tranh cãi. Năm 1930, bà bắt đầu đóng phim. Vai diễn đầu tiên là vai một công chúa Trung Hoa tên là Li-Ti trong phim La Lettre (Bức thư) do hãng Paramout sản xuất tại Paris. Năm 1931 bà kết hôn với ông Robert Bourgès – người Pháp gốc Bỉ, sinh được một con trai là Jean Marie Bourgès (1935), bà tiếp tục có các vai diễn trong các phim La donna Bianca (1931), Le secret de l’émeraude (1935).

Năm 1940 bà ly hôn. Năm 1959, bà được Tổng thống Ngô Đình Diệm, người kế nhiệm vua Bảo Đại, mời về Sài Gòn. Trong một chuyến công cán sang Paris, người em dâu của tổng thống, bà Ngô Đình Nhu, định thuyết phục bà trở về, nhưng không có kết quả.

Khoảng năm 1960-1961 Bà quyết định trở về Hà Nội với sự giúp đỡ của Phan Kế Toại, Phó Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì thấy đây là một lợi thế về chính trị với danh nghĩa Đề Thám.

Ban đầu bà về sống ở Hà Bắc. Năm 1974, bà về Hà Nội và sống tại phòng 31, khu tập thể Văn chương.

“Kỷ niệm thời thơ ấu” được viết năm 1963 tại Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là những dòng hồi ức chân thực về tuổi thơ về cuộc sóng gió của gia đình, đánh dấu những giai đoạn đấu tranh và trốn tránh trong núi rừng Yên Thế.

Hoàng Thị Thế – con gái thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Mẹ là Đặng Thị Nho, tục gọi là bà Ba Cẩn, vợ ba đồng thời là cộng sự của thủ lĩnh Đề Thám. Năm 1909 bà cùng mẹ bị bắt trong chiến dịch tấn công cuối cùng của quân Pháp vào Yên Thế. Mẹ bà bị kết án đày sang đảo Guyanne (Nam Mỹ) thuộc Pháp, rồi qua đời vì bệnh lao ở trại cách ly Alger trên đường đi, ngày 25-11-1910.

Năm 16 tuổi (1917) Hoàng Thị Thế được Albert Sarraut, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ đưa sang Pháp. Năm 1931 bà lấy người chồng Pháp tên là Robert Bourgès. Năm 1932, bà là người sơ cứu đầu tiên cho cha đỡ đầu, Paul Doumer, Tổng thống Cộng hòa Pháp bị ám sát.

Năm 1961, bà về sống ở Việt Nam. Hồi ký Kỷ niệm thời thơ ấu được bà viết ở Hà Bắc năm 1963.

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)
Yến Trần:
Related Post